Vải thiều xuất hiện ở Việt Nam khi nào?
Nói về vải thiều thì ta cần nói về quả vải trước. Theo ghi chép trong Nam Phương Thảo Mộc Trạng, năm 111 trước công nguyên, Hán Vũ Đế (Trung Quốc) đã sai đem 100 cây vải từ Giao Chỉ (miền Bắc nước ta) về trồng. Song không cây nào còn sống sót, từ đó, vua Hán bắt Giao Chỉ hàng năm phải cống nạp vải (quả lệ chi).
Sách sử ghi chép lại nhiều nhất về bà Dương Quý Phi bên phương Bắc, thích ăn quả vải của đất Giao Chỉ. Mà bà này thì sống từ đời nhà Đường. Lúc này, vải nước ta đã phải cống nạp cho bên phương Bắc rồi. Vậy nên ít nhất Vải của Việt Nam đã có lịch sử từ những năm Bắc thuộc. Có nghĩa là có lịch sử hơn 1000 năm rồi. Sau này, đến thời vua Mai Hắc Đế, cây vải được trồng tập trung về vùng đất nay là huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Nơi đây đất đai phì nhiêu, được phù sa bồi đắp bởi sông Hồngd và sông Thái Bình. Và như vậy Hải Dương là vùng trồng vải tập trung lớn nhất, sớm nhất tại Việt Nam, từ thế kỷ thứ 8.
Năm 1442, cây vải còn gắn liền với án oan Lệ Chi Viên lớn nhất trong lịch sử của công thần lập quốc nhà Lê – quan hành khiển Nguyễn Trãi. Ông bị triều đình quy tội giết vua Lê Thái Tông trong vườn vải, bắt tội đến 3 họ. Đến năm 1464 – triều Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi mới được minh oan.
Vải thiều? – Năm 1870 (theo triều đại phong kiến thì thời này là vua Tự Đức, triều Nguyễn) , cụ Hoàng Văn Cơm (tên tự: Phúc Thành), làm phu ở bến cảng Hải Phòng. Bấy giờ cụ thu được hạt vải từ mấy thương nhân nói tiếng Thiều Châu ăn quả và bỏ hạt đi. (Vùng Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông nói giọng Thiều). Cụ trồng thành công 3 cây, sau đó nhân giống khắp vùng Thanh Hà thứ vải này. Do sẵn có giống vải bản địa rồi, nên ta đặt giống vải mới này là Vải Thiều (dựa vào kỷ niệm lấy hạt từ người nói giọng Thiều Châu). Đây chính là nguồn gốc tên gọi Vải Thiều.
Từ những ghi chép trên, ta chưa khẳng định được nguồn gốc giống vải thiều. Nhưng chắc chắn khẳng định được Vải Thiều được trồng đầu tiên là tại Thanh Hà – Hải Dương. Đến nay, 3 cây vải cụ Cơm trồng, còn sống 1 cây tại thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà. (Cây vải bước sang tuổi 151). Được tôn vinh là Cây Vải Tổ, đã được nhà nước chứng nhận.
Vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang có nguồn gốc từ vải thiều Thanh Hà – Hải Dương?
Chính xác là vải Bắc Giang nói chung và Vải thiều Lục Ngạn nói riêng, có nguồn gốc từ những cây vải của Thanh Hà – Hải Dương. Những năm 50 – 60 thế kỷ trước, có ông Nguyễn Đức Trụ quê Hải Dương, mang theo cây vải lên Lục Ngạn lập nghiệp, từ bấy giờ cho đến nay, Lục Ngạn vươn lên, thành vùng trồng vải lớn nhất cả nước. Như vậy ta đã biết rõ nguồn gốc của vải Lục Ngạn là từ Thanh Hà – Hải Dương.
Tai sao người Việt Nam ít biết đến vải thiều Thanh Hà?
Điều này, nguyên nhân là do những người Hải Dương, không hiểu sao, lại đặt tên cho loại một loại vải sớm (giống vải chín sớm và không ngon bằng vải thiều) với tên gọi Thanh Hà. Thành ra, một bộ phận không nhỏ người Việt Nam chỉ biết vải Thanh Hà không ngon bằng vải thiều Lục Ngạn. Và cũng mặc định rằng vải Thanh Hà (thực tế là vải sớm) chính là vải ở Vùng đất Thanh Hà Hải Dương. Nên vải ở Thanh Hà vô tình bị cho là chỉ có giống vải u đó, không có Vải Thiều.
Vải thiều Thanh Hà – Hải Dương thiêu thụ sao trong bối cảnh dịch bệnh?
Hiện tại, vải Thanh Hà ngoài xuất khẩu tới thị trường truyền thống là Trung Quốc. Đã bắt đầu xuất khẩu được sang Nhật Bản, Singapore. Với mức giá rất tốt. Việc tiêu thụ trong nước, ngoài kênh bán hàng truyền thống trực tiếp, Vải Hải Dương đã được bán trên sàn thương mại điện tử như các trang web, Lazada, Shopee, Sendo,… Vải Hải Dương gần như luôn giữ được mức giá tốt suốt nhiều năm nay.
Trên lĩnh vực gắn kết với tiềm năng du lịch. Có những tour du lịch trải nghiệm đi thuyền trên sông, hái vải tại vườn, thăm cây vải tổ. Ăn những đặc sản khác của Thanh Hà, Hải Dương như quả ổi, các món từ con rươi,…