Chùa Tam Chúc được biết đến là khu du lịch tâm linh lớn nhất trên thế giới, là niềm tự hào của người dân Hà Nam. Ngoài các giá trị tâm linh đặc sắc, trong tam điện chính của chùa Tam Chúc là các bức phù điêu tạc thủ công tại Indonesia thu hút rất nhiều khách du lịch. Các bức phù điêu này được làm từ đá núi lửa, đồng thời được điêu khắc tỉ mỉ phản ảnh giáo lí và các giá trị văn hóa quan trọng của đạo Phật. Hôm nay hãy cùng Checkin Travel tìm hiểu ý nghĩa của các bức phù điêu chùa Tam Chúc bạn nhé!
Mục lục
Các bức phù điêu được đặt ở đâu?
Chùa Tam Chúc gồm 3 đại điện chính: điện Quan Âm, điện Pháp Chủ và điện Tam Thế. Các bức phù điêu chính là các bức tranh đá trên tường được đặc tại ba điện chính của chùa, được tào thành từ khoảng 12000 bức tranh đá. Các nghệ nhân Indonesia đã hoàn thành công trình này trong khoảng 3 năm, bắt đầu từ năm 2016.
Phù điêu ở Điện Tam Thế
Điện Tam Thế là tòa đại điện lớn nhất chùa Tam Chúc. Bước qua hàng cửa gỗ được chạm khắc cầu kỳ, tinh xảo là ba pho tượng Tam Thế đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai. Những bức tranh được khắc trên tường của Điện Tam Thế tái hiện những câu chuyện chứa đựng những lời dạy trong giáo lý nhà Phật, được sắp xếp theo thứ tự từ trái qua phải, từ dưới lên trên.
Có thể nói rằng phù điêu chùa Tam Chúc đặt tại điện Tam Thế là tỉ mỉ, công phu và phức tạp hơn cả. Bức tranh đầu tiên bên trái là Bánh xe Pháp Luân tượng trưng cho 6 cõi: trời, thần, người, súc sinh, quỷ và cõi địa ngục. Chính giữa là ngọn lửa Tam muội, biểu tượng cho Tham – Sân – Si.
Tiếp đến là hình ảnh khắc họa cuộc sống ở cõi Niết Bàn- một cảnh giới cao hơn Thiên đường theo quan niệm Nhà Phật, nơi mùa màng tốt tươi, con người vui vẻ, đối xử với nhau hòa nhã, chân thành, những buổi nhạc hội rộn rã…Đáng chú ý, là bức tranh thể hiện các vị Bồ Tát ngoảnh mặt trước những cám dỗ đời thường. Ba bức tranh khổng lồ với diện tích hàng trăm mét vuông ở chính giữa điện Tam Thế tái hiện hình ảnh Đức Phật thuyết pháp và ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề, bên trên là các thiên thần đang ca múa.
Những bức phù điêu bên phải điện Tam Thế khắc họa công đức của các vị Bồ Tát khi các Ngài phóng sinh động vật, bố thí lương thực cho người đói khát, cứu rỗi những người bị chìm khi qua sông, phóng thích tù nhân khỏi địa ngục…Tuy nhiên, bức tranh cuối cùng làm nổi bật lên công đức vô lượng của Đức Phật khi tất cả các vị Bồ Tát mười phương đều cung kính trước Ngài.
Phù điêu ở điện Quan Âm
Cũng như các bức phù điêu chùa Tam Chúc, các bức phù điêu trên tường của Điện Quan Âm là một kho tàng phong phú và sâu sắc về tấm lòng từ bi, hỉ xả của đức Phật khi Ngài phổ độ chúng sinh, thể hiện qua các lần ứng thân của đức Phật khi Ngài đã trải qua vô số kiếp luân hồi để cứu rỗi con người.
Bên cạnh đó, một điểm nhấn khác của Điện Quán Âm là những bức tranh khắc họa những tích cổ trong Kinh Hoa Nghiêm, một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo. Đáng chú ý là cuộc trò chuyện giữa Bồ Tát và Thiện Tài Đồng Tử trên con đường mài miết đi kiếm tìm chân lý để rồi ngộ ra rằng chân lý ko phải là cái mình kiếm tìm mà chính là con đường mình đi, hạnh phúc ko phải là đích đến mà chính là hành trình.
Phù điêu điện Pháp Chủ
Điện Pháp Chủ gồm 4 bức phù điêu khổng lồ bao trùm toàn bộ mỗi bức tường, mỗi bức lại tái hiện từng giai đoạn trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi Ngài Đản sinh, thành Đạo, thuyết Pháp cho tới khi nhập cõi Niết Bàn.
Chiêm ngưỡng những bức phù điêu khắc họa cuộc đời Đức Phật trong không gian tĩnh lặng của đại điện, văng vẳng tiếng chuông chùa xa xa, bất cứ ai cũng cảm thấy không khí linh thiêng, trầm mặc tựa như Đức Phật hiển linh.
Các bức phù điêu chùa Tam Chúc với giá trị văn hóa rất lớn không chỉ là báu vật của khu du lịch, mà còn là thông điệp ý nghĩa gửi đến Phật tử và du khách thập phương. Đừng quên khám phá tour du lịch Tam Chúc từ Checkin Travel tại đây bạn nhé.