Tết người H’Mong – Rộn ràng giữa núi rừng hùng vĩ

Tết cổ truyền người Mông đến sớm và có nhiều nét hấp dẫn du khách gần xa

Người H’Mong rất mến khách, đặc biệt là các dịp Tết đến xuân về. Với họ, những vị khách ghé thăm đại diện cho may mắn sắp đến trong năm tới. Tết cổ truyền của người Mông thường đến sớm hơn Tết Nguyên Đán dưới xuôi khoảng một tháng. Vậy Tết của người Mông có gì đặc sắc? Cùng Checkin Travel ngược miền Tây Bắc khám phá ngay bây giờ nào!

Tết người H’Mông bắt đầu sớm

Vào cuối tháng 11 âm lịch, người Mông đã chuẩn bị xong những vật dụng cần thiết cho dịp Tết quan trọng. Gái bản khéo léo nặn bánh dày, bày lên ban thờ được thay mới mỗi năm. Các hoạt động năm mới sẽ kéo dài trong suốt một tháng với nhiều hoạt động.

Các tập tục độc đáo Tết người H’Mong

Lễ “Sầu su” một tập tục cũng tế theo rất riêng của người H’Monghttps://checkintravel.vn/blog/tours/. Thời gian tổ chức diễn ra khá lạ, rơi vào ngày âm lịch cuối cùng của tháng 12 dương. Các hoạt động cũng lễ diễn ra theo quy mô dòng họ. Thầy mo là người chủ trì buổi lễ, cầu bình an, sức khỏe cho cả dòng họ.

Ban thờ của người H’Mong dịp Tết không hoành tráng như dưới xuôi mà ấm áp giản dị như chính con người họ. Không cầu kì đèn hoa rực rỡ, ban thờ trang trí bằng giấy có các họa tiết biểu tượng cho bình an, sức khỏe. Ngoài bánh dày và hoa quả, các vật dụng lao động thường ngày (cuốc, xẻng,..) cũng được đặt lên cúng lễ.

Tết người H'Mong
Những chiếc bánh dày trắng ngần trong dịp Tết H’Mong

Các món ăn Tết người H’Mong đặc biệt

Ẩm thực ngày Tết truyền thống của người Mông được lưu giữ khá nguyên vẹn. Người xuôi làm bánh chưng xanh thì người Mông nặn bánh dày trắng ngần. Ý nghĩa của loại bánh này là biểu tượng cho mặt trăng, mặt trời, khởi nguồn cho sự sống. Bên âu bánh thơm lừng mùi gạo nếp nương, cả nhà lớn bé quây quần đầm ấm.

Các món thịt như thịt lợn, thịt gà không thể thiếu trong 3 ngày Tết chính. Trước khi mang đi chế biến, nhúm lông gà được quét vào bát tiết rồi quẹt lên tấm giấy trên ban thờ. Thịt lợn được chuẩn bị sớm hơn vài ngày, mỗi người một việc ai cũng tíu tít. Đủ các món thịt đông thịt khô được chế biến công phu làm ra đủ các thức đồ dịp Tết.

Đến nhà người Mông ăn tết thì 3 ngày đầu năm mới bạn sẽ được chiêu đãi các món ăn sẽ toàn làm từ thịt. Ăn rau trong ngày này là điềm của mùa màng thất bát, cây cối cọc cằn. Các loại rau thường được ăn ở đây có vị mát, ngọt thanh của rau củ vùng ôn đới.

Giữa cái lạnh núi rừng mà được nhấm chút rượu ngô men lá thì tuyệt cú mèo. Chén này tiếp chén kia làm ấm lòng người khách xa. Người ở đây uống tốt nhưng chẳng ép ai uống bao giờ. Cứ nhiệt tình thoải mái là chủ nhà “ưng cái bụng” rồi.

Duyên dáng chợ tình Tết Người H’Mong

Trong những ngày tết, các hoạt động lao động tạm dừng nhường chỗ cho những buổi giao lưu tình tứ.  Nam thanh nữ tú miền rẻo cao khoác lên mình bộ sắc phục rực rỡ và trang sức bạc bắt mắt. Từng tốp từng tốp tụ lại với nhau chơi ném còn, đánh gụ, đánh cầu lông gà,…

Tết người H'Mong
Người H’Mông đi hội tết

Quan niệm về tình yêu của người Mông rất đơn giản, “yêu là phải nói”. Trò chơi ném pao là cách thổ lộ trực tiếp nhưng vẫn đầy tình tứ. Người con trai sẽ ném trái pao về phía người con gái mình thầm thương, nếu cô ấy cũng thích sẽ bắt lấy pao ngầm biểu thị sự đồng ý. Nếu cô gái là người chủ động cũng có thể làm như vậy.

Các hoạt động của chợ tình thường diễn ra khoảng 10 ngày, là một sự kiện mà khách tham quan không thể bỏ lỡ. Các hoạt động thú vị diễn ra ngay cả ban đêm với trò ném quả lông, quả vải. Thông qua dịp Tết này rất nhiều đôi trai gái đã kết duyên vợ chồng.

Nếu bạn muốn lên miền ngược tận hưởng sắc xuân thì trải nghiệm ăn một cái Tết người H’Mong là lựa chọn rất tuyệt đấy. Lên lịch ngay từ bây giờ và sẵn sàng đi cùng Checkin Travel ngay tại đây!

Add Comment